Cây thế của cây cảnh Việt Nam có ý nghĩa gì?
Nghệ thuật chơi cây cảnh ra đời cùng với đó là các khái niệm về thế cây, bonsai. Hôm nay tôi xin chia sẻ một chút kiến thức về cái gọi là cây thế của cây cảnh Việt Nam.
Theo như nhiều người nói “ các cụ ngày xưa coi tất cả những cây được trồng chậu và được cắt tỉa thành hình đều là cây thế”. Liệu điều này là đúng? Chúng ta hãy cùng phân tích vấn đề này nhé!
Thứ nhất: Các cụ là những ai? Rõ ràng không ai có thể xác định được các cụ đó là ai? ở đâu? Nó giống với các tác phẩm ca dao tục ngữ của chúng ta thời xưa vây, được truyền miệng từ đời này qua đời khác.
Thứ hai: từ xưa là từ thời đại nào? Thời phong kiến? thực dân? Hay thời kỳ đô hộ? chúng ta hoàn toàn chưa có chứng cứ lịch sử nào có thể tin cậy được.
Thứ ba: nếu cây nào cũng là cây thế vậy cây thế có ý nghĩa gì?
Các cụ ta chơi cây cảnh theo lối truyền miệng, người này học của người kia, mỗi người một ít sau đó phát triển thêm ý tưởng của riêng mình. Qua thời gian, lỗi tạo hình chắc chắn không còn nguyên mẫu như xưa của các cụ, nếu có. Chúng tôi cũng chưa tìm được tài liệu cổ nào ghi chép có hệ thống về nghệ thuật cây cảnh của người Việt xưa. Một số hình vễ mẫu cây cảnh cổ được sưu tầm lại, tuy nhiên không ai biết đâu là ảnh gốc để có thể xác định được niên đại thuộc thời đại nào? Hầu hết các ảnh được chép truyền tay nhau nên không tránh khỏi tam sao thất bản. Một vài người lại nhờ họa sỹ thời nay tưởng tưởng vẽ cây theo chủ đề mà mình ghi chép được. Các sách bonsai của thế giới không hề có từ thế, nhưng khi dịch, các bạn đều ghi thành thế. Điều đáng nói là các bạn đều là nhân danh đây là của cá cụ xưa, mà đã là của các cụ xưa thì đều được coi là đúng và thiêng liêng.
Chúng tôi đã đưa một số ảnh cây cảnh của nhiều miền đất nước, có nghệ thuật đẹp, nhưng khi hỏi: cây này là thế gì thì tất cả đều không trả lời được, vì nó không phải cây thế. Chúng tôi lại hỏi: cây này nên đặt chủ đề gì thì cũng chịu vì rất khó có thể tìm ra một chủ đề phù hợp với cây. Như vậy có thể nói:
• Không phải cứ cây cảnh nghệ thuật thì sẽ là cây thế.
• Không phải cây nào cũng có thể đặt chủ đề.
Từ đó suy ra các cụ xưa cũng chơi đa dạng các loại hình cây cảnh nên không phải cây cảnh nào của các cụ cũng đều là cây thế.
Nếu coi tất cả cây cảnh nghệ thuật xưa đều là cây thế thì cây thế cũng chính là cây bonsai. Nhưng cây thế Việt Nam và cây bonsai của thế giới có những điểm:
• Giống nhau: Đều là cây cảnh tạo hình thu nhỏ trồng trên chậu. Đều có hay không có chủ đề, tùy ý thích, dùng để trang trí và thưởng ngoạn.
• Khác nhau: một bộ phận cây cảnh nghệ thuật Việt Nam được người Việt “Nhân cách khoa” gắn với hai tiêu chí là hình dáng nhận được và cốt cách. Cốt cách ở đây là phẩm chất đạo đức tiêu biểu đã trở thành truyền thống của dân tộc, lâu nay ta quen gọi là cây thế. Đương nhiên không phải cây nào được nhân cách hóa cũng là cây thế.
Cây thế phải là cây cảnh nghệ thuật có những nguyên tắc tạo hình nhất định. “Nhân cách hóa” cây cảnh nghệ thuật chỉ là một lối chơi cây cảnh đặc thù của người Việt Nam, ta có thể coi là một trường phái riêng của nghệ thuật chơi cây cảnh ở nước ta.
Cây thế có từ bao giờ đang còn là một vấn đề cần nhiều thời gian để nghiên cứu, và không thể không kiên nhẫn chờ đợi những kết quả mới về khảo cổ. Theo một số tư liệu thì đến gần cuối thể kỷ XIX vẫn tháy dùng từ Cách như: Lão mai cách, Hạc lập cách, Long thăng cách … như vậy từ thế có khả năng xuất hiên từ nửa đầu thế kỷ XX.
Tham khảo thế cây cảnh tại thị trường nông sản.
Theo như nhiều người nói “ các cụ ngày xưa coi tất cả những cây được trồng chậu và được cắt tỉa thành hình đều là cây thế”. Liệu điều này là đúng? Chúng ta hãy cùng phân tích vấn đề này nhé!
Thứ nhất: Các cụ là những ai? Rõ ràng không ai có thể xác định được các cụ đó là ai? ở đâu? Nó giống với các tác phẩm ca dao tục ngữ của chúng ta thời xưa vây, được truyền miệng từ đời này qua đời khác.
Thứ hai: từ xưa là từ thời đại nào? Thời phong kiến? thực dân? Hay thời kỳ đô hộ? chúng ta hoàn toàn chưa có chứng cứ lịch sử nào có thể tin cậy được.
Thứ ba: nếu cây nào cũng là cây thế vậy cây thế có ý nghĩa gì?
Các cụ ta chơi cây cảnh theo lối truyền miệng, người này học của người kia, mỗi người một ít sau đó phát triển thêm ý tưởng của riêng mình. Qua thời gian, lỗi tạo hình chắc chắn không còn nguyên mẫu như xưa của các cụ, nếu có. Chúng tôi cũng chưa tìm được tài liệu cổ nào ghi chép có hệ thống về nghệ thuật cây cảnh của người Việt xưa. Một số hình vễ mẫu cây cảnh cổ được sưu tầm lại, tuy nhiên không ai biết đâu là ảnh gốc để có thể xác định được niên đại thuộc thời đại nào? Hầu hết các ảnh được chép truyền tay nhau nên không tránh khỏi tam sao thất bản. Một vài người lại nhờ họa sỹ thời nay tưởng tưởng vẽ cây theo chủ đề mà mình ghi chép được. Các sách bonsai của thế giới không hề có từ thế, nhưng khi dịch, các bạn đều ghi thành thế. Điều đáng nói là các bạn đều là nhân danh đây là của cá cụ xưa, mà đã là của các cụ xưa thì đều được coi là đúng và thiêng liêng.
Chúng tôi đã đưa một số ảnh cây cảnh của nhiều miền đất nước, có nghệ thuật đẹp, nhưng khi hỏi: cây này là thế gì thì tất cả đều không trả lời được, vì nó không phải cây thế. Chúng tôi lại hỏi: cây này nên đặt chủ đề gì thì cũng chịu vì rất khó có thể tìm ra một chủ đề phù hợp với cây. Như vậy có thể nói:
• Không phải cứ cây cảnh nghệ thuật thì sẽ là cây thế.
• Không phải cây nào cũng có thể đặt chủ đề.
Từ đó suy ra các cụ xưa cũng chơi đa dạng các loại hình cây cảnh nên không phải cây cảnh nào của các cụ cũng đều là cây thế.
Nếu coi tất cả cây cảnh nghệ thuật xưa đều là cây thế thì cây thế cũng chính là cây bonsai. Nhưng cây thế Việt Nam và cây bonsai của thế giới có những điểm:
• Giống nhau: Đều là cây cảnh tạo hình thu nhỏ trồng trên chậu. Đều có hay không có chủ đề, tùy ý thích, dùng để trang trí và thưởng ngoạn.
• Khác nhau: một bộ phận cây cảnh nghệ thuật Việt Nam được người Việt “Nhân cách khoa” gắn với hai tiêu chí là hình dáng nhận được và cốt cách. Cốt cách ở đây là phẩm chất đạo đức tiêu biểu đã trở thành truyền thống của dân tộc, lâu nay ta quen gọi là cây thế. Đương nhiên không phải cây nào được nhân cách hóa cũng là cây thế.
Cây thế phải là cây cảnh nghệ thuật có những nguyên tắc tạo hình nhất định. “Nhân cách hóa” cây cảnh nghệ thuật chỉ là một lối chơi cây cảnh đặc thù của người Việt Nam, ta có thể coi là một trường phái riêng của nghệ thuật chơi cây cảnh ở nước ta.
Cây thế có từ bao giờ đang còn là một vấn đề cần nhiều thời gian để nghiên cứu, và không thể không kiên nhẫn chờ đợi những kết quả mới về khảo cổ. Theo một số tư liệu thì đến gần cuối thể kỷ XIX vẫn tháy dùng từ Cách như: Lão mai cách, Hạc lập cách, Long thăng cách … như vậy từ thế có khả năng xuất hiên từ nửa đầu thế kỷ XX.
Tham khảo thế cây cảnh tại thị trường nông sản.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét